Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng – Cha mẹ cần làm gì?
Tình trạng Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là rất phổ biến, tuy nhiên, có một số trường hợp là nguy hiểm cần được phát hiện và xử lý kịp thời. Bài viết hôm nay, Longthanhtech.edu.vn sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sốt ở trẻ, giúp ba mẹ an tâm khi chăm sóc trẻ sốt cao tại nhà.
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là biểu hiện của bệnh gì?
Bài viết liên quan: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng – Cha mẹ cần làm gì?
Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể của trẻ, hệ miễn dịch sẽ phát hiện ra và chỉ đạo não bộ nâng nhiệt độ cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là những vùng tập trung vi khuẩn xâm nhập bao giờ nhiệt độ cũng cao hơn. Điều đó làm các mạch máu ở chân và tay co lại, khiến cho chân tay trẻ bị lạnh.
Vì vậy, khi trẻ sốt cao, cha mẹ sẽ thường sờ thấy chán con nóng nhưng chân tay lạnh. Không phải trường hợp nào trẻ sốt cũng chân tay lạnh đầu nóng mà chỉ có trường hợp trẻ sốt cao. Nguyên nhân trẻ sốt là do tác động xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus.
Tình trạng trẻ sốt đầu nóng chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của những bệnh khác nhau. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà trẻ gặp phải, ngoài sốt còn kèm theo những triệu chứng đi kèm. Với những bệnh do virus tấn công có thể gặp phải như: Viêm mọng, viêm amidan, viêm tai giữa, chân tay miệng, cảm cúm, thủy đậu, sốt xuất huyết, sốt mọc răng, chốc nhọt, … Cũng có thể là do trẻ bị nhiễm khuẩn như: Nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm màng não, …
Trẻ bị sốt nóng đầu nhưng chân tay lạnh có nguy hiểm không?
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Gây nên tình trạng mệt mỏi, mất nước, co giật, rối loạn hô hấp,… nặng hơn có thể gây ảnh hưởng tới não, thậm chí là bệnh nặng hơn.
Vì vậy, khi trẻ bị sốt đầu nóng chân tay lạnh, cha mẹ cần kiểm tra và theo dõi trẻ thường xuyên. Nếu như trẻ vẫn vui vẻ, chơi và ăn ngủ bình thường thì cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà với sự hỗ trợ của thuốc hạ sốt được bác sỹ chỉ định. Tuy nhiên, với trẻ sốt mệt mỏi, bỏ ăn, da mặt xám, đen, môi khô, ngủ nhiều thì nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay lập tức.
Nguyên nhân trẻ bị sốt đầu nóng chân tay lạnh
Sốt là biểu hiện chung của tình trạng cơ thể trẻ có tác nhân gây bệnh xâm nhập. Những nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có thể là do:
- Sốt do nhiễm virus: Virus cúm, virus sởi, virus thủy đậu, virus tay chân miệng, virus sốt xuất huyết,…
- Sốt do nhiễm khuẩn (vi khuẩn): Viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn não, sốt phát ban,…
- Sốt do một số nguyên nhân khác: Sốt do mọc răng, sốt sau tiêm phòng, …
Triệu chứng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Tùy vào tình trạng nhiễm bệnh của trẻ mà các triệu chứng biểu thị cũng sẽ rất rõ rệt. Sốt được phân chia thành 2 nhóm triệu chứng khác nhau:
Triệu chứng trẻ sốt thông thường
Trẻ sốt dưới 38.5 độ, bé hoàn toàn tỉnh táo, vui vẻ và vẫn sinh hoạt (ăn, chơi, ngủ) như bình thường. Quan sát bên ngoài thần sắc trẻ như bình thường, da dẻ hồng hào, môi tươi, hơi đỏ nhưng miệng, lưỡi không khô. Trẻ không cần phải sử dụng thuốc hạ sốt mà có thể theo dõi tại nhà.
Triệu trứng trẻ sốt nguy hiểm
- Trẻ sốt gần 39 hoặc trên 39 độ.
- Khó hạ sốt hoặc không hạ khi sử dụng thuốc hạ sốt.
- Trẻ hạ sốt nhưng vẫn mệt, không muốn ăn uống hay chơi
- Trẻ mệt mỏi, không muốn dậy chơi, ngủ li bì, không muốn nói chuyện hay tương tác.
- Trẻ dưới 6 tháng nhưng sốt trên 39 độ.
- Cổ trẻ bị cứng.
- Da trẻ nổi nhiều mụn nước.
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khi đè ép da.
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, nôn hoặc buồn nôn.
- Môi trẻ khô, lưỡi khô, mắt trùng xuống.
- Trẻ bị co giật.
- Trẻ thở mạnh, thở khó, ngực lõm hoặc bùng phình
- Trẻ khóc liên tục thường về đêm giống như biểu hiện khóc dạ đề
Cách điều trị khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Khi phát hiện trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng, cha mẹ cần nhanh chóng kẹp nhiệt độ kiểm tra chính xác bé đang sốt bao nhiêu độ. Sau đó chăm sóc trẻ đúng cách:
Với trẻ sốt dưới 38 độ 5
- Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa hơn.
- Mặc cho bé trang phục thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
- Cho trẻ ăn uống giàu dinh dưỡng, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
- Bổ sung thêm hoa quả và rau xanh cho bé.
- Tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ để bé dễ chịu.
- Chăm sóc trẻ tốt, cho trẻ ngủ đủ giấc để nhanh khỏi ốm.
Với trẻ sốt trên 38.5 độ
- Cha mẹ cần lau người cho bé bằng khăn ấm
- Sử dụng thuốc hạ sốt theo kê đơn hoặc những loại thuốc hạ sốt thông thường như: Paracetamol, hafacol phù hợp với cân nặng của trẻ hoặc miếng dán hạ sốt.
- Cho trẻ uống điện giải để bù nước, tránh mất nước
- Tùy thuộc vào sở thích của mẹ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn loãng và đủ dinh dưỡng. Bổ sung hoa quả, sữa,… bù nước cho trẻ.
Lưu ý:
- Tất cả những loại thuốc sử dụng cho trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng đều cần được kê đơn của bác sỹ với liệu lượng phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ.
- Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi, kẹp nhiệt độ và quan sát biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt hoặc hạ sốt nhưng tình trạng trẻ không khỏe hơn thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Kết Luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng. Hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được cách chăm sóc trẻ đúng cách. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!