Tìm hiểu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu giúp con yêu khỏe mạnh, thông minh
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và các mốc phát triển thân – tâm – trí của thai nhi. Vậy xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào, những thực phẩm nào tốt và không tốt cho bé. Hãy cùng longthanhtech.edu.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết ngay dưới đây.
Tại sao thực đơn bà bầu 3 tháng đầu lại quan trọng?
Ngay từ trước khi thai nhi hình thành, chế độ dinh dưỡng cho mẹ đã rất quan trọng. Dinh dưỡng sẵn có là tiền đề để bé hình thành và phát triển. Bé yêu sẽ nhận dinh dưỡng của mẹ thông qua dây rốn vào máu để nuôi cơ thể. Do đó, chế độ dinh dưỡng của bé yêu phụ thuộc vào chất lượng dưỡng chất mẹ nạp vào.
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, bé yêu đã bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ về não bộ, tủy sống, tim, phổi, gan,… Vì vậy mà vai trò của dinh dưỡng ở giai đoạn này rất cần thiết để hoàn thiện các bộ phận quan trọng trên cơ thể. Đồng thời tăng sức đề kháng cho mẹ, giúp mẹ tăng cân đúng chuẩn, tránh ốm vặt, nhờ đó bé cũng phát triển toàn diện hơn.
Bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung những dưỡng chất nào?
Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu cần một chế độ dinh dưỡng linh hoạt theo từng mốc tăng trưởng của bé yêu. Thực đơn bà bầu 3 tháng đầu cần đảm bảo đủ dinh dưỡng giúp mẹ có thể tăng từ 1-2 cân. Với những mẹ đã thừa cân, béo phì thì việc tăng cân không được khuyến khích. Dưới đây những dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong thực đơn 3 tháng đầu cho bà bầu:
Protein (8-10g mỗi ngày)
Protein là một dưỡng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng các tế bào mô thai phát triển. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, protein còn giúp phát triển tuyến vú và mô tử cung, tăng thể tích tuần hoàn trên cơ thể mẹ. Những thực phẩm giàu protein tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu như: Thịt, trứng, sữa, cá, các loại đậu,…
Sắt (ít nhất 15g/ ngày)
Trong thực đơn mẹ bầu 3 tháng đầu không thể thiếu sắt, sắt là dưỡng chất quan trọng giúp hình thành các tế bào máu ở bé, tăng thể tích máu ở mẹ. Cung cấp đủ sắt giúp mẹ tránh tình trạng mệt mỏi, da xanh xao, thiếu máu, nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân,… Những thực phẩm giàu sắt gồm: Thịt đỏ, gan, tim, cật, các loại hạt và rau có màu xanh đậm.
Axit Folic (500mcg mỗi ngày)
Axit folic rất cần thiết ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Hoạt chất này giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của trẻ, giảm dị tật nứt đốt sống thai nhi. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung đầy đủ acid folic thông qua những thực phẩm như: Cải bó xôi, súp lơ xanh, rau muống, vừng, lạc, tim, gan, thịt gia cầm,… Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung viên uống axit folic theo chỉ định của bác sĩ.
Canxi (800-1000mg hàng ngày)
Canxi là dưỡng chất giúp hình thành và phát triển xương, răng của thai nhi. Nếu thiếu canxi, mẹ bầu có thể bị đau nhức xương, khỏi người, khó ngủ; bé sinh ra sẽ có nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng,.. Vì vậy, trong thực đơn cho bầu 3 tháng đầu mẹ cần bổ sung canxi bằng việc tăng cường ăn trứng, sữa, cá, tôm, cua, các loại đậu đỗ, rau xanh,…
Vitamin C và D
Theo các chuyên gia, vitamin C giúp hỗ trợ phát triển cơ, xương, mạch máu cho thai nhi 3 tháng đầu. Tạo bánh nhau vững chắc, tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Vitamin D giúp phát triển xương và hỗ trợ hấp thụ canxi tốt hơn. Thực đơn 3 tháng đầu cho bà bầu mẹ cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả như cam, quýt, tăng cường sưởi nắng sớm trước 9h sáng và sau 4 giờ chiều.
Bí quyết xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Bài viết liên quan: Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân khỏe mạnh
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, dễ dàng hấp thu, tránh những vấn đề về tiêu hóa. Ngoài việc bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng, khi xây dựng thực đơn bầu 3 tháng đầu, mẹ cần thực hiện theo những bí quyết sau:
Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa
Đầy bụng, khó tiêu, táo bón,… là tình trạng dễ gặp phải ở mẹ bầu. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn, bà bầu cần lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, kết hợp với tinh bột, thịt, rau xanh và hoa quả. Thực đơn dành cho bà bầu 3 tháng đầu nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo, chiên rán nhiều dầu, đồ ăn vặt nhiều đường, nhiều calo,… Ngoài ra, mẹ nên uống sữa ít béo, ăn thực phẩm ít đường, tránh ăn quá no mà nên chia thành những bữa nhỏ.
Ăn đủ các bữa chính và bữa phụ
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ bà bé, bà bầu cần ăn đủ 3 bữa chính và 6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Bữa ăn nhẹ có thể là sữa, ngũ cốc, bánh quy mặn, hoa quả, trái cây sấy ít đường,…
Ăn thực phẩm đã được nấu chín, chế biến hợp vệ sinh
Những thực phẩm tái, sống, chưa chín, chưa qua chế biến mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn. Trong các thực phẩm tái sống có thể chứa những vi khuẩn có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm, thậm chí có thể sảy thai.
Uống đủ nước và uống đúng
Để hấp thụ dinh dưỡng tốt, mẹ bầu cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Mẹ không nên uống nước ngay trước bữa ăn sẽ dẫn tới tình trạng lửng dạ và không ăn đủ khẩu phần bữa ăn.
Cần tránh gì trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Xem thêm: Phụ nữ tới tháng nên ăn gì và không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe
Trong thực đơn 3 tháng đầu của bà bầu, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm sau:
- Không uống vitamin A hoặc ăn quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A bởi chúng có thể khiến thai nhi 3 tháng tuổi bị dị tật, ngộ độc, sảy thai.
- Mẹ bầu cần tránh ăn mặn, hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, việc ăn nhiều muối có thể dẫn tới tình trạng phù chân, huyết áp cao trong thai kỳ.
- Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá kiếm, cá mập, cá ngừ mắt to, hải sản nhiễm thủy ngân,… bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ.
- Tránh uống rượu bia, cà phê hoặc các chất kích thích, chất gây nghiện, tránh hút thuốc lá, đồ uống có gas.
- Tránh ăn các loại củ, quả đã bị mọc mầm, hư hỏng, thối rữa, mốc,… các chất độc có trong thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi.
- Không ăn thức ăn đã chế biến lâu, có mùi ôi thiu hoặc không còn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Không ăn những thực phẩm tươi sống, rau mầm, thực phẩm tái, đồ đông lạnh, hun khói, thịt ủ chua, lên men, thực phẩm chưa nấu chín, trái cây chưa rửa sạch.
- Tránh ăn các loại phô mai, bơ, sữa, chế phẩm từ sữa mà chưa qua tiệt trùng.
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt,…
Chia sẻ mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia
Nhằm giúp mẹ bầu có thể dễ dàng lên thực đơn bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn bữa trưa, bữa phụ và bữa tối sao cho đầy đủ dinh dưỡng. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn mẫu theo tuần và theo từng tháng từ chuyên gia:
Thực đơn cho 1 tuần của tháng đầu tiên
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ chưa có nhiều thay đổi rõ dệt. Mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để tạo tiền đề cho bé phát triển. Thực đơn được gợi ý cho một tuần gồm:
Thứ | B.Sáng | B.Phụ | B.Trưa | B.Phụ | B.Chiều | B.Tối |
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
Chủ nhật |
|
|
|
|
|
|
Thực đơn cho 1 tuần của tháng thứ hai
Sang đến tháng thứ 2, mẹ cần tập trung vào nhóm dưỡng chất quan trọng, món ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Dưới đây là thực đơn gợi ý:
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Tối |
2 | Cháo gà,
Nước ép táo |
Sữa chua,
Cam |
Cơm, măng tây xào thịt, canh cá dọc mùng,
Chuối |
Trái cây hoặc bánh quy | Cơm,
Thịt gà sốt cà chua, nấm, nước ép táo. |
3 | Yaourt trái cây,
Bánh kẹp, |
Bánh nhân trái cây | Cơm, tim xào giá, trứng kho thịt, rau củ quả luộc,
Nho. |
1 vốc mơ khô | Cơm, Bò nấu đậu đen, canh rong biển, trái cây. |
4 | Bánh bao, trứng vịt lộn,
kiwi |
Bánh pancake | Cơm, Cá hồi khoai nấu xương, Rau luộc, tráng miệng Táo | Cà rốt, | Cơm, canh ngao nấu chua, thịt kho, cá chép hấp, nước cam. |
5 | Cháo,
Trái cây tự chọn |
Yaourt | Cơm,
Sườn nấu chua ngọt, canh cải nấu, trứng, Đu đủ |
Bánh mì chuối | Cơm, thịt gà luộc, đậu đỗ xào thịt bò, canh khoai tây. |
6 | Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt,
Sữa chua |
Bánh gạo | Cơm, cá quả xào thì là, khoai tây nấu xương, rau xào,
Dưa hấu |
Bánh mì que nhúng phô mai | Cơm,
Thịt lợn rán, Cá hồi, Bông cải xanh hấp, Chuối. |
7 | Yaourt với gừng và trái cây,
Nước ép cam |
Bánh cuộn với bơ đậu phộng | Cơm, Thịt bò kho, canh gà lá rang, rau củ luộc,
Kiwi |
Bánh bông lan | Cơm, Thịt gà rang, canh thịt băm nấu rau ngót, Táo. |
Chủ nhật | Trứng ốp la và bánh mì | Chuối | Cơm
Gà nướng, khoai tây nướng với bông cải xanh, Táo và lê |
Trái cây khô và hạt | Cơm, Đậu phụ kho thịt, canh cá nấu chua, thịt bò xào giá, Bưởi. |
Thực đơn 1 tuần tháng thứ 3
Ở tháng thứ 3, em bé bắt đầu phát triển rất mạnh, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tối ưu. Thực đơn gợi ý gồm:
Thứ | Sáng | Phụ | Trưa | Phụ | Chiều | Tối |
2 | Bún riêu cua,
Đu đủ |
Sữa bầu | Cơm,
Canh thịt bò đậu trắng khoai môn, Nghêu xào bông hẹ, Gà kho nấm, Táo |
Bánh flan | Cơm,
Canh cải xanh cá thác lác, Đậu que xào thịt bò, Sườn ram mặn ngọt, Bưởi |
Sữa |
3 | Bánh mì phô mai,
Sữa |
Đậu hũ nước đường | Cơm
Canh chua nấu măng, Rau lang luộc, Cá hồi kho nước dừa, Dưa hấu |
Yaourt,
Nho khô |
Cơm,
Canh tần ô tôm, Bông so đũa xào thịt bò, Chả trứng hấp nghêu, Xoài. |
Sữa |
4 | Phở bò,
Bánh flan |
Sữa,
Khoai lang sấy |
Cơm,
Canh cua mồng tơi, Bông cải xanh cà rốt xào thịt, Thịt kho măng, Dưa lưới |
Chè đậu trắng | Cơm,
Tôm cháy tỏi ướt, Canh bí đỏ sườn, Bắp cải xào tôm, Vú sữa |
Sữa |
5 | Miến cua,
Thanh long |
Sữa,
Bánh mì nướng |
Cơm,
Canh nghêu cà chua, Cải thìa luộc, Bò kho nước tương, Dưa hấu |
Đậu phộng nấu | Cơm
Canh rau má tôm tươi, Mướp nấu rơm xào tôm, Trứng rán phô mai, Nho |
Sữa |
6 | Xôi đậu đen,
Sữa |
Bột ngũ cốc | Cơm,
Canh đậu hũ thịt hẹ, Giá hẹ xào thịt, Gà kho gừng, Cam |
Súp cua trứng cút | Cơm,
Canh khổ qua sườn, Cải bó xôi xào thịt, Mực dồn thịt sốt cà, Sa bô chê |
Sữa |
7 | Bánh cuốn,
Sữa |
Bột ngũ cốc | Cháo cá chép,
Bơ xay |
Chè đậu đen | Cơm,
Lươn xào sả ớt, Canh hoa thiên lý giò sống, Đu đủ |
Sữa |
Chủ nhật | Hủ tiếu sườn,
Chuối |
Bánh flan | Bún thịt bò,
Yaourt trái cây |
Đậu hũ nước đường | Cơm,
Thịt kho trứng cút, Canh bắp cải thịt, Mực xào bông cải nấm rơm,Táo |
Sữa |
Trả lời một số câu hỏi về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Có rất nhiều câu hỏi được mẹ bầu đặt ra xoay quanh vấn đề thực đơn bà bầu 3 tháng đầu. Dưới đây là những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm nhất:
Bầu 3 tháng đầu ăn cà chua được không?
Cà chua là thực phẩm lành tính, giàu vitamin, tốt cho sức khỏe và giúp mẹ làm đẹp da. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được trong 3 tháng đầu của thai kỳ với lượng từ 200-300g/ ngày.
Bầu 3 tháng đầu ăn su su được không?
Câu trả lời là có. Su su bao gồm cả rau và quả đều rất lành tính, tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu có thể sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ và trong suốt những tháng còn lại.
Bầu 3 tháng đầu ăn lá giang được không?
Lá giang là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ăn lá giang với lượng vừa phải trong 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ của mình.
Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có thể ăn sả, đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu biết dùng ở một lượng vừa phải. Mẹ có thể sử dụng để nấu, xào những món ăn mà mình yêu thích.
Bầu 3 tháng đầu ăn xôi được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn xôi được không? 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn xôi với một lượng vừa phải. Xôi giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, photpho, làm giảm tình trạng hư hàn, tiêu chảy,…
Bầu 3 tháng đầu ăn lươn được không?
Trong lươn có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ và những tháng tiếp theo. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể dùng lươn để chế biến cho nhiều món ăn ngon.
Bầu 3 tháng đầu có ăn được giá đỗ không?
Giá đỗ là thực phẩm mà mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn được nhưng tuyệt đối không được ăn giá đỗ sống. Trong giá đỗ sống có thế chứa nhiều vi khuẩn, độc tố ảnh hưởng tới thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu nên xào nấu chín và ăn một lượng vừa phải.
Bầu 3 tháng đầu ăn dọc mùng được không?
Dọc mùng nếu biết chế biến và sử dụng đúng cách cũng là tốt cho sức khỏe của mẹ bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn cần sơ chế thật kỹ để tránh bị ngứa, ngộ độc. Tốt nhất là nên sử dụng dọc mùng nấu canh và không nên ăn nhiều.
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn bột sắn?
Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nếu như biết cách sử dụng hợp lý. Để an toàn, mẹ bầu nên sử dụng bằng cách khuấy, nấu chín.
Kết luận
Trên đây là những thông tin tìm hiểu về thực đơn bà bầu 3 tháng đầu giúp con yêu thông minh và khỏe mạnh. Hy vọng với bài viết này, mẹ có thể chọn được cho mình thực đơn hợp lý để đảm bảo dưỡng chất cho con yêu. Chúc các mẹ bầu và bé yêu luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!