Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân khỏe mạnh

Nhiều bé đã có dấu hiệu đòi ăn dặm và được cho ăn dặm từ khi đủ 5 tháng tuổi. Vì vậy, để bé có thể hấp thu tốt nhất, ăn uống ngon miệng, dễ tiêu và tăng cân, cha mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng đúng cách và khoa học. Longthanhtech.edu.vn sẽ giúp mẹ tìm hiểu và có được kinh nghiệm xây dựng thực đơn hợp lý cho bé yêu.

Dấu hiệu cho thấy các mẹ cần lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Thông thường, trẻ em sẽ được bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa ngoài cho tới khi đủ 6 tháng tuổi mới chuyển sang ăn dặm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhi khoa, mẹ có thể cho bé tập làm quen và ăn dặm từ khi con đủ 5 tháng. Việc ăn dặm cho trẻ 5 tháng cần thận trọng hơn và yêu cầu về việc lên thực đơn cho mẹ và con cùng với cách cho trẻ ăn đúng bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân khỏe mạnh

Dấu hiệu cho thấy bé 5 tháng đã sẵn sàng muốn ăn dặm và cha mẹ cần lên thực đơn cho bé. Cụ thể là:

  • Bé nhìn chăm chú và thích thú khi thấy người lớn ăn
  • Bé hay mút tay và chảy nước miếng
  • Bé với tay lấy thức ăn, đòi ăn, cho đồ chơi vào miệng
  • Khi cho bé thử một chút thức ăn, hoa quả, bé có phản ứng nhai nuốt và đòi ăn thêm.
  • Nhu cầu bú/ lượng sữa cần cho bé nhiều hơn

Những thành phần quan trọng trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Với bé trong độ tuổi ăn dặm đến dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chủ đạo của bé. Chính vì vậy, thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi vẫn chủ yếu là những thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thu và không gây dị ứng. Dưới đây là những thành phần chính trong khẩu phần của trẻ:

Tinh bột, ngũ cốc

Tinh bột là thành phần đầu tiên cần có trong thực đơn ăn dặm của trẻ 5 tháng tuổi. Tinh bộ dễ tiêu hóa, dễ nuốt và an toàn cho bé, cung cấp năng lượng cho trẻ. Mẹ có thể cho bé ăn bột ngũ cốc, bột gạo, cháo nấu hơi loãng để bé dễ nuốt. Mẹo hay: Thêm một sút sữa mẹ/ sữa công thức đã pha trộn cùng cháo dây/ khuấy bột, bột ngũ cốc để bé dễ ăn hơn.

Rau, củ quả

rau củ quả

Thức ăn tiếp theo trẻ có thể hấp thu chính là rau, củ quả. Trong rau củ quả có chứa chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra rau củ quả cũng cung cấp nguồn vitamin và một số khoáng chất cần thiết cho bé. Mẹ hãy lựa chọn một số loại rau củ quả dễ hấp thu như: Bí đỏ, cà rốt, khoai lang, khoai tây, bông cải xanh, quả lê hấp, táo hấp,..

Protein

Khi bé đã ăn dặm khá tốt với tinh bột và rau củ, mẹ có thể giới thiệu cho bé protein thông qua một số loại thịt trắng như: Thịt gà, thịt heo, trứng (lòng đỏ), thịt cá trắng, đậu hũ. Vì bé còn nhỏ nên mẹ cần xay nhuyễn hoặc nấu cháo cho trẻ để dễ sử dụng hơn.

Chất béo

Dầu ăn cho bé là thực phẩm cung cấp chất béo dễ hấp thu. Sau khi nấu chín thức ăn, mẹ nên thêm cho bé một chút dầu ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Nhìn chung trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng, cha mẹ cần bổ sung đủ 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản nhưng cần có từng bước. Protien và chất béo chỉ bổ sung sau khi bé đã tiêu hóa tốt tinh bột, rau củ.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng

Xem thêm: Chia sẻ 8 cách nấu cháo ếch cho bé các mẹ nên biết

Với những bé ăn dặm theo kiểu truyền thống, các bé sẽ ăn bột hoặc cháo. Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân như sau:

Cháo cà rốt nghiền cho bé

cháo cà rốt

Cà rốt rất tốt với đường ruột của bé tập ăn dặm. Món cháo cà rốt được thực hiện như sau:

  • Cho gạo vào nấu thành cháo
  • Cà rốt làm sạch, hấp nhừ.
  • Sau đó đem cháo và cà rốt rây mịn hoặc nghiền nhuyễn, thêm sữa mẹ/ sữa bột ấm cân đối đủ lượng loãng của cháo và mời bé ăn.

Cháo bí đỏ cho trẻ ăn dặm

Món cháo bí đỏ rất mịn, sánh và dễ ăn. Cách làm như sau:

  • Cho gạo vào nồi nấu cháo nhừ cho bé
  • Bí đỏ bỏ vỏ, hạt, cắt khúc, hấp nhừ
  • Xay hoặc dây bí đỏ, cháo cho thật mịn. Thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ sao cho đủ độ loảng của cháo
  • Múc ra bát và mời bé thưởng thức.

Bột thịt nạc rau ngót

Nguyên liệu khuấy bột gồm: Bột gạo, thịt lợn nạc, rau ngót.

Cách thực hiện:

  • Thịt lợn băm thật nhỏ, xào chín sau đó đem xay mịn
  • Rau ngót tuốt phần lá non, rửa sạch, băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn
  • Cho nước vào bột gạo, khuấy bột trên bếp, khi bột sôi cho thịt và rau ngót vào khuấy đều tay cho tới khi bột chín, róc nồi, rau và thịt mềm, mịn là được.
  • Múc cháo ra bát, thêm chút dầu ăn trẻ em và mời bé thưởng thức.

Bột gạo hạt sen nấu với thịt gà, cà rốt

Bột gạo hạt sen nấu với thịt gà, cà rốt

Cách nấu bột gạo hạt sen với thịt gà, cà rốt cho bé ăn dặm như sau:

  • Ức gà làm sạch, băm nhỏ, xào chín, nghiền nhuyễn
  • Cà rốt bỏ vỏ, cắc miếng nhỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn
  • Cho bột gạo hạt sen cùng với nước lượng đủ dùng (có thể thay nước bằng nước mía, nước rau củ luộc). Quấy bột sôi thì thêm thịt gà và cà rốt vào khuấy cho bột quyện, chín, róc nồi là được.
  • Múc cháo ra bát, thêm vài giọt dầu ăn trẻ em và mời bé thưởng thức.

Cháo lòng đỏ trứng gà với bí đỏ

  • Gạo cho vào nồi hoặc nồi cơm điện, nồi áp suất nấu cháo chín nhừ.
  • Bí đỏ bỏ vỏ, hạt, rửa sạch, cắt miếng vừa, hấp chín.
  • Trứng gà luộc chín, lấy lòng đỏ
  • Nghiền mịn bí đỏ với lòng đỏ trứng gà.
  • Cho cháo, bí đỏ trứng gà vào nghiền mịn.
  • Múc cháo ra bát, thêm vài giọt dầu oliu cho bé thưởng thức.

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5 tháng

thực đơn ăn dặm kiểu nhật

Ngoài cách cho trẻ ăn dặm kiểu truyền thống, hiện nay nhiều cha mẹ áp dụng cho trẻ ăn dặm kiểu nhật. Với phương pháp ăn dặm này, bé sẽ ăn cháo và rất đa dạng trong thực đơn, ở giai đoạn đầu các món ăn sẽ được ăn riêng lẻ để test dị ứng cho bé. Đồng thời giúp bé cảm nhận mùi vị của từng loại thức ăn riêng và nhờ đó ba mẹ có thể biết được bé yêu thích món ăn nào. Từ đó kết hợp linh hoạt vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng một cách dễ dàng.

Chi tiết thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng

Chi tiết thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng

  • Ngày 1, 2, 3: 1 thìa cháo loãng nấu theo công thứ 1:10 (1 gạo – 10 nước (nước lọc hoặc nước daisy)), rây mịn.
  • Ngày 4, 5: 2 thìa cháo loãng vẫn nấu theo công thức như ngày 1,2,3 chỉ là tăng lượng cháo lên mà thôi.
  • Ngày 6: 2 thìa cháo rây mịn và 1 thìa bí đỏ hấp chín rây mịn
  • Ngày 7: 1 thìa cà rốt hấp chín rây mịn, 2 thìa cháo rây mịn trộn với rau cải bó xôi
  • Ngày 8: 2 thìa cháo rây mịn với bông cải xanh, 1 khoanh nhỏ chuối chín nghiền
  • Ngày 9: Cháo rây mịn với rau mồng tơi, tráng miệng đu đủ nghiền
  • Ngày 10: Khoai lang nghiền trộn nước táo ép (2 thìa khoai lang nghiền trộn với 1 thìa nước táo ép).
  • Ngày 11: Khoai lang nghiền trộn nước ép lê
  • Ngày 12: 3 thìa cháo nghiền ăn kèm với 2 thìa đậu hũ dây mịn với 1 thìa cà chua hấp dây mịn.
  • Ngày 13: 3 thìa cháo rây mịn trộn rau cải thìa rây; 2 thìa khoai tây nghiền trộn cùng 1 thìa sữa chua; tráng miệng nước ép dưa hấu.
  • Ngày 14: 3 thìa cháo bánh mì đây mịn (ruột bánh mì nấu với nước daisy, rây mịn); 2 thìa cà rốt rây mịn cùng 1 thìa sữa chua.
  • Ngày 15: Cháo trộn rau mùng tơi; chuối nghiền sữa chua
  • Ngày 16: Cháo trộn trộn bông cải xanh, cà rốt nghiền. Bắt đầu từ ngày thứ 16, mẹ tăng dần độ sánh của cháo cho bé quen dần với việc nhai nuốt.
  • Ngày 17: Cháo rây mịn, đu đủ nghiền, tráng miệng nước ép lê
  • Ngày 18: Cháo trắng mịn, đu đủ rây mịn, cà rốt luộc nhừ ép lấy nước.
  • Ngày 19: Cháo trộn cà chua hấp rây mịn, khoai lang trộn nước ép cam.
  • Ngày 20: Cháo đậu hũ trộn rau mùng tơi rây mịn; tráng miệng chuối nghiền.
  • Ngày 21: Cháo trắng đậu ve rây mịn, bí đỏ rây mịn
  • Ngày 22: Cháo trộn rau rây mịn, khoai lang rây mịn
  • Ngày 23: Cháo trộn bông lơ rây mịn, tráng miệng nước ép dưa hấu
  • Ngày 24: Cháo bánh mì trộn chuối ray mịn, bông lơ xanh và đậu hấp chín trộn nước daisy.
  • Ngày 25: Cháo cải thìa ray mịn, đu đủ nghiền, đậu hũ nghiền
  • Ngày 26: Cháo rau mùng tơi ray mịn và bí đỏ nghiền
  • Ngày 27: Cháo trộn rau cải bó xôi ray mịn, súp khoai tây cà rốt ray mịn
  • Ngày 28: Nui luộn trộn nước daisy ray mịn, tráng miệng vú sữa rây
  • Ngày 29: Udon cà rốt rây mịn, bắp xú ray mịn, tráng miệng 1 lát kiwi
  • Ngày 30: Cháo hạt sen ray mịn, bầu lộc ray mịn, tráng miệng vú sữa ray mịn.

Những dụng cụ hỗ trợ các mẹ cho bé 5 tháng ăn dặm

Trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé, mẹ có thể sẽ cần tới những dụng cụ sau:

  • Rây: Rây để ray cháo, rau củ; chắt nước daisy, lọc thực phẩm
  • Nồi nhỏ: Nấu cháo, nấu bột bằng nồi nhỏ sẽ thuận tiện hơn vì bé ăn rất ít. Bạn nên chọn nồi chống dính sẽ nấu nướng dễ dàng và đa năng hơn.
  • Thìa đo lường: Mẹ nên chọn thìa có dung tích dưới 15ml. Dùng thìa để đo cháo, thức ăn cho bé rất tiện.
  • Cốc đo lường: Dùng để đo lượng nước, gạo,.. rất tiện. Mẹ nên chọn loại cốc 200ml
  • Chày, cối: Nếu mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật thì đây là dụng cụ rất cần. Bạn nên chọn loại dễ vệ sinh, làm sạch để tiết kiệm thời gian.
  • Dụng cụ mài: Mẹ nên ưu tiên sử dụng bộ mài bằng gốm sẽ mài nhanh và còn sạch sẽ nữa. Ngoài ra cũng có dụng cụ mài bằng kim loại, nhựa.
  • Dụng cụ vắt: Để vắt nước trái cây rất tiện lợi.
  • Rổ: Sử dụng để đựng thực phẩm, rửa rau củ.
  • Bát, chén nhỏ, thìa, đồ ăn dặm cho bé.

Những chú ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng, cha mẹ cần lưu ý những nội dung sau:

  • Nên sử dụng nước daisy nấu cháo cho bé, khi nấu nên sử dụng nước ấm. Không nên sử dụng nước lạnh để nấu cháo sẽ khiến cháo mất dinh dưỡng.
  • Nước daisy trữ đông chỉ sử dụng được trong ngăn mát từ lạnh trong 1 tuần
  • Không nên đun lại, hâm lại cháo hay thức ăn của bé nhiều lần trong ngày.
  • Thực phẩm cấp đông cần được đậy kín, rã đông đúng cách, không rã đông bằng nước nóng.
  • Nên lựa chọn các thực phẩm theo mùa tại địa phương
  • Mỗi thực phẩm sẽ có độ chín khác nhau, vì vậy mẹ cần linh hoạt để đảm bảo độ chín hợp lý nhất.
  • Khi mới tập ăn dặm, mẹ cần lưu ý những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ: đậu phộng, các loại hạt, trứng gà, hải sản, cá, trứng cá, sữa bò, mật ong,…

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ và hướng dẫn cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân khỏe mạnh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong việc thiết kế chế độ ăn dặm cho bé yêu nhà mình. Chúc bé yêu khỏe mạnh, lớn nhanh, ăn dặm hợp tác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *