Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn nên bổ sung gì?
Cha mẹ nào cũng muốn bé yêu của mình phát triển thông minh và khỏe mạnh. Vì vậy, khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn, ba mẹ thường sẽ rất lo lắng không biết phải làm sao, liệu bé có bị thiếu chất gì không. Thấu hiểu nỗi lo của ba mẹ, bài viết hôm nay Longthanhtech.edu.vn sẽ giải đáp đầy đủ thông tin về trẻ sơ sinh rụng tóc vành khăn.
Rụng tóc vành khăn là gì?
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng trẻ bị rụng tóc nhiều ở vùng tóc sau đầu, tạo thành hình vành khăn. Tóc rụng vành khăn thường gặp chủ yếu ở trẻ từ 3- 6 tháng tuổi. Trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể không gặp nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể báo hiệu những dấu hiệu phát triển chậm về mặt thể chất. Rụng tóc vành khăn ở trẻ có thể là do nhiều nguyên nhân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ở phần tiếp theo của bài viết.
Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn
Bài viết liên quan: Khóc dạ đề là gì? Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh cha mẹ nên biết
Các bác sỹ chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến bé bị rụng tóc vành khăn là do trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bé thiếu vitamin D, thiếu canxi, kẽm hoặc một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như thiếu vitamin H, vitamin C,…
Rụng tóc vành khăn ở bé do thiếu chất thường gặp ở trẻ từ 12 tháng trở xuống, đặc biệt là ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Một số ít gặp phải ở trẻ 11-12 tháng, những trẻ này nguyên nhân là do thiếu vitamin D.
Bên cạnh đó thì các nghiên cứu cũng đã tìm ra một số lý do khiến bé bị rụng tóc hình vành khăn gồm:
- Trẻ bị rụng tóc máu
- Trẻ bị rụng tóc sau gáy do cọ xát, nằm ngửa nhiều, tuy nhiên khi thay đổi tư thế tình trạng sẽ được kiểm soát
- Trẻ rụng tóc do một số tác dụng phụ của thuốc hoặc do nấm da đầu.
Chứng rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không?
Rụng tóc vành khăn ở trẻ không gây nguy hiểm tới tính mạng. Một số bé rụng tóc vành khăn có thể tự cải thiện tình trạng sau khi loại bỏ những nguy cơ gây rụng tóc ở bé. Với những trẻ bị rung toc vanh khan do nguyên nhân thiếu vi chất hoặc vitamin D, nếu như không khắc phục kịp thời có thể trẻ phát triển chậm hơn so với những trẻ khác. Đặc biệt là các chỉ số vận động, sự phát trí não.
Vì vậy, cha mẹ cần cho bé đi thăm khám kiểm tra nếu như thấy những dấu hiệu cho thấy trẻ rụng tóc vành khăn là do thiếu chất.
- Trẻ trằn trọc, ngủ không sâu giấc không rõ nguyên nhân
- Trẻ hay quấy khóc, đổ nhiều mồ hội trộm
- Trẻ hay ốm vặt, đề kháng kém, thóp rộng, lâu đóng thóp, thóp phập phồng
- xương đỉnh đầu và trán trẻ nhô cao
- Trẻ kém ăn, bú kém, chỉ số vận động chậm, lâu mọc răng
Tại sao rụng tóc vành khăn thường ở trẻ 3 tháng tuổi
Phần lớn các dấu hiệu rụng tóc vành khăn ở trẻ đều xuất hiện chủ yếu khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân là do giai đoạn 3 tháng tuổi trẻ phát triển rất mạnh mẽ về chức năng vận động.
Khi được 3 tháng tuổi trẻ bắt đầu tập lẫy và tiếp tục phát triển các chức năng vận động khác (bò, ngồi, tập đứng, tập đi,…). Vì vậy nhiều trẻ em bắt đầu có dấu hiệu còi xương, chậm lớn, thiếu vitamin D ở giai đoạn này.
Bên cạnh đó, việc trẻ được nằm gối nhiều ở giai đoạn trước đó, tới 3 tháng trẻ bắt đầu vận động linh hoạt hơn. Dẫn tới bị cọ xát với gối và làm rụng tóc của trẻ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như trẻ rụng tóc máu,…
Khi thấy trẻ bị rụng tóc hình vành khăn, tốt nhất là mẹ nên theo dõi thật kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp giải quyết tình trạng này. Một số chú ý các mẹ nên năm được đó là:
- Thường xuyên cho bé sưởi nắng
- Nếu cha mẹ biết giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ là khi nào thì hãy giúp con yêu ngủ đúng lúc
- Trẻ không có bất cứ dấu hiệu nào của việc thiếu chất thì trẻ sẽ khỏi dần khi được thay đổi tư thế. Còn nếu bé bị thiếu vi lượng hay canxi thật, ba mẹ nên cho bé đi khám để được kê thêm vitamin D cho trẻ uống theo chỉ định.
Bé 2 tuổi rụng tóc vành khăn có đáng lo không?
Trẻ 2 tuổi bị rụng tóc vành khăn nguyên nhân phần lớn là do thiếu vitamin D hoặc canxi. Một phần nhỏ khác là nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hoặc trẻ bị nấm da đầu.
Như các mẹ cũng biết, 2 tuổi trẻ phát triển mạnh về nhận thức, tư duy và vận động rất linh hoạt. Việc thiếu chất ở trẻ, đặc biệt là canxi hay vitamin D đều không tốt cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Vì vậy, ba mẹ nên tìm ra nguyên nhân trẻ 2 tuổi rụng tóc hình vành khăn bằng kinh nghiệm của bản thân hoặc cho bé đi thăm khám chuyên khoa để hỗ trợ bé phát triển theo đúng các cột mốc quan trọng.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn nên bổ sung gì?
Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn, cha mẹ nên bổ sung vi chất cho bé và thay đổi thói quen chăm sóc để khắc phục tình trạng. Đồng thời giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Dưới đây là những việc cha mẹ nên làm khi trẻ rụng tóc hình vành khăn:
- Bổ sung thêm vitamin D cho trẻ sơ sinh với từ 800-1200 đơn vị mỗi ngày. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm 5ml canxi cho bé trong vòng từ 2-3 tuần để kích thích tóc trẻ mọc lại.
- Thường xuyên cho trẻ sưới nắng sớm và chiều tối để trẻ tăng cường khả năng hấp thụ canxi và magie. Thời gian tắm nắng nên duy trì từ 15-20 phút.
- Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ, không nên để trẻ nằm mãi một tư thế quá 2 giờ đồng hồ.
- Sử dụng loại dầu gội có chất tẩy rửa nhẹ, không gây kích ứng và an toàn cho da và tóc bé. Khi gội dầu cho trẻ, mẹ nên sử dụng nước ấm và mát xa nhẹ nhàng da đầu để kích thíc các nang tóc.
- Với trẻ đã ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng, đủ chất, thực phẩm giàu canxi và sắt. Với trẻ dưới tuổi ăn dặm, mẹ cần tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Mẹ nên ăn uống đủ chất, ăn thực phẩm giàu sắt và canxi để nâng cao chất lượng sữa cho bé yêu. Các mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tăng cân khỏe mạnh vì đa số trẻ thường bị rụng tóc vành khăn vào thời điểm này
- Khi thấy da đầu bé ngứa ngáy, khó chịu hoặc có dấu hiệu khác thường, hãy ngưng sử dụng dầu gội đầu và cho bé đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân.
Kết Luận
Trẻ rụng tóc vành khăn có nhiều nguyên nhân, vì vậy để chắc chắn vì sao bé rụng tóc hình vành khăn để có hướng khắc phục. Cha mẹ nên đưa bé đi khám và xác định rõ lý do, từ đó có được cách chăm sóc con yêu tốt nhất.