Trắc nghiệm: Phần lớn các hoang mạc nằm ở châu lục nào?

Để trả lời được câu hỏi phần lớn các hoang mạc nằm ở châu lục nào? Các bạn học sinh cần tham khảo kiến thức trong bài 19. Môi trường hoang mạc trong sách giáo khoa Địa lí 7 được Longthanhtech.edu.vn giới thiệu và giải thích trong bài viết dưới đây. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

  • Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc
  • Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
  • Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.
  • Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc
  • Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc
  • Biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
  • Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.
  • Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.
  • Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
  • Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quuyết vấn đề, tự nhận thức…

Tổng hợp lý thuyết Địa 7 Bài 19 ngắn gọn

Có thể bạn quan tâm: Đường kích thước được vẽ bằng

1. Đặc điểm của môi trường

  • Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
  • Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
  • Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
  • Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
  • Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
  • Bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hoặc cồn cát bao phủ, thực vật thưa thớt, cằn cỗi, động vật chủ yếu là bò sát và côn trùng.
  • Dân cư sinh sống tập trung trên các ốc đảo nơi có mạch nước ngầm lộ ra.

2. Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường

– Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

+ Thực vật: Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng. Ví dụ: cây xương rồng, bao báp…

+ Động vật: Ban ngay vùi mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống. Ví dụ: lạc đà, linh dương,..

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 19 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 19 trang 61

Quan sát lược đồ hình 19.1, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

Trả lời:

Phần lớn các hoang mạc trên thế giới nằm dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa đại lục Á – Âu.

Câu hỏi Địa lí 7 Bài 19 trang 62

Quan sát hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.

Trả lời:

– Giống: Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc là tính chất khô hạn, lượng mưa thấp trong khi lượng bốc hơi rất lớn. Biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.

– Khác:

  • Hoang mạc đới nóng: Có biên độ nhiệt năm cao, nhưng mùa đông ấm áp (khoảng trên 10oC) và mùa hạ rất nóng (khoảng trên 36oC).
  • Hoang mạc đới ôn hoà: Có biên độ nhiệt năm rất cao nhưng mùa hạ rất nóng khoảng trên 36oC không quá nóng (khoảng 20oC và mùa đông rất lạnh (xuống tới – 24oC).

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 19 trang 62

Mô tả quang cảnh hoang mạc qua các ảnh dưới đây.

Trả lời:

  • Bao phủ sỏi đá hay cồn cát.
  • Thực vật: Cằn cỗi, thưa thớt
  • Động vật: Phần lớn là các loài bò sát và côn trùng.

Soạn bài 1 trang 63 Địa Lí 7 

Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.

Trả lời:

Đặc điểm của khí hậu hoang mạc:

  • Tính chất khô hạn, lượng mưa thấp trong khi lượng bốc hơi rất lớn.
  • Biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.

Soạn bài 2 trang 63 Địa Lí 7

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Trả lời:

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,…), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 7 Bài 19 hay nhất

Xem thêm: Trả lời trắc nghiệm: nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?

Câu 1. Nêu những nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới.

Trả lời:

Những nguyên nhân hình thành các hoang mạc trên thế giới:
– Có dòng biển lạnh ngoài khơi ngăn hơi nưđc từ biển vào.
– Nằm sâu trong nội địa, xa ảnh hưởng của biển.
– Nằm dọc theo đường chí tuyến là nơi rất ít mưa vì ở 2 chí luyến có 2 giải khí áp cao, hơi nước khó ngưng tụ thành mây.

Câu 2. Tại sao phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa đại lục Á – Âu?

Trả lời:

– Dọc theo hai đường chí tuyến có khí hậu khô nóng, rất ít mưa do có áp cao ngự trị thường xuyên.
Giữa đại lục Á – Âu do rất xa ảnh hưởng của biển nên có khí hậu khô nóng, ít mưa.

Trắc nghiệm Địa 7 Bài 19 tuyển chọn

Câu 1: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm

A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất.

C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất.

D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Đáp án: A.

Câu 2: Phần lớn các hoang mạc nằm

A. Châu Phi và châu Á.

B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

Phần lớn các hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

Đáp án: B.

Câu 3: Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ

A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.

C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.

D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Đáp án: A.

Câu 4: Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là

A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.

B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc.

C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước.

D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó.

Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ỏ đó.

Đáp án: D.

Câu 5: Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà

A. Có diện tích lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

B. Có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

C. Có nhiệt độ lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

D. Đới ôn hòa có nhiều hoang mạc hơn đới nóng.

Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

Đáp án: B.

Câu 6: Trong các hoang mạc thường

A. Lượng mưa rất lớn.

B. Lượng bốc hơi rất thấp.

C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ.

Trong các hoang mạc lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi cao, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

Đáp án: C.

Câu 7: Diện tích các hoang mạc có xu hướng

A. Ngày một giảm.

B. Không có gì thay đổi.

C. Ngày một tăng nhưng không ổn định.

D. Ngày một tăng.

Diện tích các hoang mạc có xu hướng ngày một tăng.

Đáp án: D.

Câu 8: Hoang mạc Sahara ở châu Phi là hoang mạc

A. Lớn nhất thế giới.

B. Nhỏ nhất thế giới.

C. Lớn nhất ở châu Phi.

D. Nhỏ nhất ở châu Phi.

Hoang mạc Sahara (châu Phi) là hoang mạc lớn nhất thế giới.

Đáp án: A.

Câu 9: Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có

A. Lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu… cây bụi gai, xương rồng, chà là.

B. Lạc đà, linh trưởng, bò sát, côn trùng, đà điểu… cây bụi gai, xương rồng, chà là.

C. Lạc đà, hươu, nai, bò sát, côn trùng, đà điểu… cây bụi gai, xương rồng, chà là.

D. Lạc đà, voi, sư tử, bò sát, côn trùng, đà điểu… cây bụi gai, xương rồng, chà là.

Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có gồm có: lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu… cây bụi gai, xương rồng, chà là.

Đáp án: A.

Câu 10: “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do

A. Do độ dốc.

B. Do nước chảy.

C. Do gió thổi.

D. Do nước mưa.

“Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do tác động của các luồng gió thổi.

Đáp án: C.

Kết Luận

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 19. Môi trường hoang mạc trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *