Khớp tịnh tiến có: – Trắc nghiệm công nghệ 8 bài 27
Nội dung bài học công nghệ 8 bài 27 các em đã được học về khái niệm mối ghép động, các loại khớp động….Trong đó có những phần kiến thức thường xuất hiện trong những câu hỏi trắc nghiệm như:
A. Mối ghép pittông – xilanh
B. Mối ghép sống trượt – rãnh trượt
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Trả lời: Đáp án C
Tại sao lại như vậy? Để lý giải cho câu trả lời này và giới thiệu những kiến thức quan trọng liên quan Longthanhtech.edu.vn sẽ gửi tới các em học sinh nội dung bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu
Mối ghép động là gì?
Xem thêm: Hình chiếu của vật thể là gì – Bài 2 Trang 9 Sgk Công Nghệ 8
- Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau
- Mối ghép động trong máy giúp máy hoạt động theo chức năng nhất định của từng máy.
- Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu.
Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu
Ví dụ : khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp các đăng…..
Quan sát một chiếc ghế xếp:
Khi mở ghế ra và gập ghế lại, tại mối ghép A, B, C, D các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.
II. Các loại khớp động
1. Khớp tịnh tiến:
a. Cấu tạo:
Mối ghép pít- tông có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng
Mối ghép sống trượt có mặt tiếp xúc là sống trượt- rãnh trượt nhẵn.
b. Đặc điểm khớp tịnh tiến:
Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau về quỹ đạo, vận tốc…
Khi làm việc các chi tiết trượt trên nhau sinh ma sát lớn,làm mòn chi tiết
→ Cần làm giảm bằng cách dùng vật liệu chống mài mòn và bề mặt đươc làm nhẵn bóng và bôi trơn dầu mỡ.
c. Ứng dụng
Dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại (như mối ghép pittông-xilanh trong động cơ)
2. Khớp quay
Bài viết liên quan: Quán tính là gì? Công thức tính lực quán tính
a. Cấu tạo:
cấu tạo khớp quay
Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn
Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục
Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục
b. Ứng dụng:
Được dùng nhiều trong thiết bị ,máy móc như bản lề cửa, xe đạp, xe máy , quạt điện,…
Một số câu hỏi liên quan bài học
Có thể bạn quan tâm: Đường kích thước được vẽ bằng
Câu 1:
Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động?
Hướng dẫn giải
Khớp độnglà mối ghép có các chi tiết chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hoặc khớp động.
Công dụng:mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu, gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu…chúng đượcdùng rộng rãi trong nhiều máy và thiết bị.
Câu 2:
Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm ví dụ mỗi loại?
Hướng dẫn giải
Gồm có hai lọai:
Khớp tịnh tiến:Xi lanh,Pit-tông
Khớp quay:Ổ trục,Trục,Bạc lót
Câu 3:
Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay?
Hướng dẫn giải
Cấu tạo:
Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.
Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn
Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục
Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục
Ứng dụng : Khớp quay thường được dùng nhiều trong thiết bị máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện.
Kết Luận
Bài viết đã chia sẻ đến các bạn học sinh và thầy cô giáo các khái niệm về khớp động, khớp tịnh tiến, khớp quay và trả lời câu hỏi trắc nghiệm khớp tịnh tiến có:….Hi vọng các bạn đã tham khảo được những kiến thức hữu ích từ chúng tôi để có thể dễ dàng vượt qua những bài kiểm tra, những kì thì trắc nghiệp môn cộng nghệ lớp 8