Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là bệnh gì?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể là nguyên nhân của nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Longthanhtech.edu.vn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết bệnh cũng như phương pháp khắc phục đúng cách.

không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Những biểu hiện của tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Biểu hiện của tình trạng không ho nhưng có mắc đờm trong cổ họng, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc đêm. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, khó thở, ảnh hưởng tới hô hấp và chất lượng cuộc sống.

biểu hiện của không ho nhưng có đờm

Ngoài ra, tình trạng có đờm ở cổ họng nhưng không ho còn khiến nhiều người ảnh hưởng tới phát âm và mất khả năng tập trung cho công việc. Một số trường hợp có đờm ở cổ họng còn gây đau, sưng thậm chí là sốt. Người bệnh không muốn ăn uống, nói chuyện hay ngại giao tiếp. Có đờm ở cổ họng còn khiến hơi thở có mùi làm mất tự tin khi giao tiếp.

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là biểu hiện của bệnh gì?

Tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể là nguyên nhân của những bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bệnh phổ biến có biểu hiện mắc đờm ở cổ họng nhưng không ho.

Viêm họng

Viêm họng là một trong những bệnh phố biến ở đường hô hấp. Khi bị viêm họng, cổ họng sẽ sưng, đau rát, có đờm, có thể ho hoặc không hô. Người bệnh có thể sẽ kèm theo sốt cao, chán ăn và cần được chữa trị kịp thời để tránh tổn thương lan rộng hoặc biến chứng.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Trào ngược dẫn tới gây đờm theo cơ chế kích thích lên đường hô hấp nhưng không gây ho. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do khả năng đóng mở của thực quản bị suy yếu, dẫn tới dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản, đọng dịch lại nơi cổ gây đờm.

Viêm amidan

Viêm amidan có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh là amidan sưng, đau, có đờm và sốt. Viêm amidan có 2 dạng, cấp tính và mạn tính. Với những trường hợp cổ họng có đờm nhưng không ho thì rất có thể là viêm amidan cấp tính.

Cảm lạnh

Cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, họng cũng sẽ có biểu hiện đau rát, có đờm. Kèm theo đó là những triệu chứng khác như: chảy nước mũi, nhảy mũi, đau đầu, nghẹt mũi, người ớn lạnh. Người bị cảm lạnh cần được chăm sóc và giữ ấm đúng cách để cơ thể hồi phục.

Ung thư vòm họng

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm những triệu chứng như:

  • Nổi hạch ở cổ
  • Chảy máu mũi, nghẹt mũi
  • Ù tai
  • Khó thở, thở nặng
  • Thị lực giảm
  • Đau đầu, đau nửa đầu thường xuyên và kéo dài

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Người bệnh sẽ có cảm giác có đờm ở cổ họng nhưng không ho hoặc có ho. Có 2 cấp độ của viêm phế quản là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.

Sốt virus

Khi bị virus xâm nhập vào cơ thể, hệ hô hấp sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Do đó, người bị sốt virus cũng sẽ có biểu hiện đau rát họng, có đờm nhưng không ho. Kèm theo đó là biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, nghẹt mũi, đau nhức mắt, xuất hiện hạch. Người bị sốt virus cần được chăm sóc đúng cách, sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sỹ.

Cảm cúm

Cảm cúm cũng là trường hợp gây đờm ở cổ họng nhưng không ho. Người mắc cảm cúm sẽ có kèm theo các biểu hiện như: Sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, tắc mũi, nghẹt mũi, có đờm, đau họng, có thể ho hoặc không.

Covid 19

Covid 19 là bệnh xuất hiện thời gian gần đây, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Biểu hiện của bệnh là sốt, đau họng, có đờm ở cổ nhưng không ho. Ngoài ra, người nhiễm covid 19 thường sẽ kèm theo những biểu hiện như: mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, chán ăn, tức ngực, phổi bị tổn thương. Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc, uống thuốc theo kê đơn để nhanh khỏi bệnh.

Nguyên nhân không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Nguyên nhân gây đờm ở cổ họng nhưng không ho có thể là một trong những yếu tố sau:

Dị ứng với môi trường

Thời tiết thay đổi hoặc quá khắc nghiệt có thể tạo nên những phản ứng dị ứng đối với một số người có cơ địa mẫn cảm. Những yếu tố của môi trường dễ gây dị ứng như: Dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, cỏ dại, viêm mũi dị ứng, nấm mốc, mạt, bụi,… Phản ứng của cơ thể có thể là nhảy mũi, đau họng, có đờm, chảy nước mũi, mệt mỏi,…

Dị ứng với mùi thuốc lá, lông động vật

dị ứng với lông động vật

Khói thuốc lá và lông động vật (chó, mèo, chuột, thỏ, vật nuôi khác) có thể gây dị ứng cho một số người khi hít trực tiếp không khí có chứa tác nhân gây dị ứng. Các biểu hiện của dị ứng như: đau đầu, đau họng, cổ họng tiết đờm, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mũi,…

Đồ ăn chứa chất gây tiết dịch đờm

Đồ ăn chứa chất gây tiết dịch đờm

Một số người dị ứng với thức ăn, khi ăn phải những thực phẩm này cơ thể sẽ tiết dịch đờm ở cổ hong, không gây ho nhưng khó chịu với người bệnh. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa, trứng, hải sản có vỏ, một số loại hạt, trứng,…

Nhiễm trùng đường thở

Là tình trạng cơ thể bị nhiễm trùng ở đường thở như đường hô hấp, cổ họng, xoang mũi, phổi,… Khi bị nhiễm trùng, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng không ho nhưng có đởm cổ họng.

Thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm

Môi trường ô nhiễm nhiều khói, bụi, tác nhân gây ảnh hưởng tới đường hô hấp như: khói thuốc, ô nhiễm không khí, nguồn nước,… Cơ thể cũng sẽ rất dễ bị ảnh hưởng và một trong những biểu hiện của tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng.

Không ho nhưng có đờm nguy hiểm không?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng khiến cho người bệnh luôn có cảm giác lo lắng không biết bị bệnh gì. Vì triệu chứng không rõ ràng nên việc chuẩn đoán bệnh chỉ dựa vào một dấu hiệu là khá khó khăn. Nếu như chỉ có đờm ở cổ họng trong thời gian nhất định từ 1-2 tuần sau đó khỏi thì người bệnh không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng tái đi tái lại nhiều lần, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị. Đặc biệt, nếu không ho nhưng có đờm ở cổ xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, nhồi máu phổi, viêm phổi,… người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng và nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng.

Phương pháp giải quyết tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Cách tốt nhất để theo dõi, kiểm soát cũng như biết được mình đang bị bệnh gì chính là người bệnh cần đến cơ sở khám tai mũi họng để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức phòng và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh như:

Súc miệng bằng nước muối

xúc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản và dễ thực hiện với cả trẻ em và người lớn. Bạn và bé nên duy trì xúc miệng bằng nước muối mỗi 2 lần/ ngày (sáng và tối). Nước muối sẽ giúp cho tình trạng viêm nhiễm thuyên giảm, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn trong khoang miệng.

Xông hơi

Xông hơi với nước muối hoặc những sản phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên, tinh dầu sẽ làm cho cơ thể dễ chịu. Hơi nước đi sâu vào đường thở và cổ họng sẽ làm loãng và tan đờm, giúp cổ họng trở nên dễ chịu hơn. Đặc biệt với những người bị cúm, cảm, covid 19 thì xông hơi còn giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Vỗ rung long đờm

Đối với trẻ nhỏ, vỗ rung long đờm là cách hiệu quả giúp bé làm tan và hóa đờm. Cha mẹ có thể thực hiện vỗ rung mỗi lần khoảng 10 phút, ngày từ 2-4 lần để loại bỏ đờm giúp bé dễ chịu, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Khi vỗ rung, tay đặt khum và úp, vỗ với lực vừa phải tại khu vực giữa lưng tiếp giáp với cổ gáy (phần trung tâm của cổ gáy, 2 vai và lưng).

Uống nước ấm

Nước ấm là cách đơn giản giúp tống khứ đờm ở cổ họng, hóa lỏng đờm và giúp đánh tan đờm hiệu quả. Uống một cốc nước ấm còn giúp cân bằng độ ẩm ở niêm mạc họng giúp bạn dễ chịu hơn và nâng cao đề kháng cho hệ hô hấp.

Sử dụng thuốc tây làm long đờm giảm ho

Khi tình trạng đau họng, có đờm nhiều, ho, nổi hạch và khó chịu thì giải pháp sử dụng thuốc tây là cần thiết. Hãy đến gặp dược sỹ hoặc thăm khám tại cơ sở y tế để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Uống thuốc nam được kê bởi bác sỹ đông y

Hiện nay có nhiều loại thuốc nam có tác dụng trị ho, hóa đờm thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ và người lớn. Cha mẹ hoàn toàn có thể tới các cơ sở khám chữa bệnh theo đông ý để khám bệnh cho bé và uống thuốc do bác sỹ đông y kê đơn.

Nguời bị chứng không ho nhưng có đờm ở cổ họng cần lưu ý

Để ngăn chặn không bị tái phát lại bệnh, người bị chứng không ho nhưng có đàm ở họng cần lưu ý những nội dung sau:

  • Không nên uống nước lạnh, nước đá vì chúng dễ gây kích ứng cho cổ họng và sinh đờm.
  • Không nên ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như: lạc, vừng, hạt hướng dương, hạt bí, …
  • Tránh xa những thực phẩm có tính cay, nóng như ớt, sa tế, rượu,..
  • Không nên sử dụng thực phẩm có chất kích thích: Rượu, bia, đồ uống có gas, cafein,..
  • Tránh xa thuốc lá, khói thuốc, không nên tiếp xúc với người hút thuốc lá, không hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử,..
  • Tránh xa những tác nhân gây dị ứng với cơ thể: lông động vật, dị ứng thuốc, môi trường ô nhiễm, giữ không gian nhà ở sạch sẽ, thông thoáng, …

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân, bé yêu và gia đình tốt hơn. Theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm những kiến thức hay và bổ ích khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *