Hình chiếu của vật thể là gì – Bài 2 Trang 9 Sgk Công Nghệ 8

Hình chiếu của vật thể là gì? Một vật thể được chiếu lên mặt phẳng và hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. Trong bài viết này Longthanhtech.edu.vn sẽ giúp các bạn học sinh trả lời câu hỏi hình chiếu của vật thể là gì và những kiến thức quan trọng về hình chiếu của vật thể. Hãy cùng theo dõi nhé

Bạn đang xem: Hình chiếu của vật thể là gì – Bài 2 Trang 9 Sgk Công Nghệ 8

Hình chiếu của một vật thể là gì

  • Hình chiếu là hình được “in lên” các mặt phẳng chiếu: 2 mặt chiếu đứng (trước – sau), 2 chiếu bằng (trên – dưới”, 2 mặt chiếu cạnh (phải – trái). Như vậy, các mặt phẳng chiếu chính tương tự như 6 diện hộp triển khai. Đây là trường hợp đầy đủ. Trong thực tế, số lượng mặt phẳng chiếu được lựa chọn để trình bày tùy theo vật thể cụ thể tùy theo yêu cầu “cần – đủ”.
  • Hình chiếu được tạo ra trên các mặt phẳng chiếu theo nguyên tắc tạo thành do những tia chiếu // và vuông góc với các mặt phẳng chiếu.
  • Hình chiếu in trên mặt phẳng chiếu theo hai phương pháp: “phép chiếu xuyên tâm” tạo ra hình chiếu xuyên tâm (theo một chiều tia chiếu – tia chiếu từ trên xuống sẽ tạo ra hình chiếu bằng bên dưới hình chiếu đứng…); “phép chiếu lật” sẽ tạo ra hình chiếu lật (tia chiếu đến vật thể và lật lại, tạo ra hình chiếu bằng đặt bên trên hình chiếu đứng…)
  • Dựa vào các bản vẽ hình chiếu vật thể theo các mặt phẳng chiếu; người ta dựng được ra hình chiếu trục đo (vật thể trong không gian ba chiều quy định của vẽ kỹ thuật: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu – hình học họa hình).

Đặc điểm của những phép chiếu

Xem thêm: Đường kích thước được vẽ bằng

Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau.

Phép chiếu bao gồm 3 loại được định nghĩa như sau:

  • Phép chiếu xuyên tâm (hình a) các tia chiếu xuất phát từ một điểm, cho hình chiếu có kích thước thay đổi so với vật thể.
  • Phép chiếu song song (hình b) các tia chiếu song song với nhau cho hình chiếu có kích thước bằng kích thước của vật thể
  • Phép chiếu vuông góc (hình c) là trường hợp đặc biệt của phép chiếu song song, các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu, cho hình chiếu có kích thước không đổi.

Hình chiếu vuông góc

Bài viết liên quan: Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn hình dạng gì

Mặt phẳng chiếu vuông góc

mặt phẳng chiếu vuông góc

Hình 1. Các mặt phẳng chiếu

  • Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng
  • Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng
  • Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh

Các hình chiếu vuông góc

các hình chiều vuông góc

Hình 2. Các hình chiếu

  • Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
  • Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
  • Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang

Vị trí các hình chiếu

vị trí các hình chiếu

Hình 3. Vị trí các hình chiếu

Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh

Kết Luận

Bài viết đã hoàn thành trả lời câu hỏi hình chiếu là gì? Có bao nhiêu mặt phẳng chiếu vuông góc? có bao nhiêu phép chiếu…và nhiều kiến thức quan trọng về hình chiếu. Chúng tôi hi vọng với những nội dung trên các bạn học sinh có thể tiếp thu toàn bộ và bổ sung vào kho dữ liệu của mình trong môn học công nghệ 8 để vượt qua các kì thi quan trọng một cách dễ dàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *