Đường kích thước được vẽ bằng
Môn học công nghệ lớp 11 với lượng kiến thức lý thuyết khá lớn, nhiều nội dung khó nhưng vô cùng thú vị. Trong đó có nội dung đường kích thước được vẽ bằng nét gì? Trong bài viết này, Longthanhtech sẽ giúp các bạn học sinh giải đáp câu hỏi này và giới thiệu những tài liệu liên quan hữu ích
Bạn đang xem: Đường kích thước được vẽ bằng
Trắc nghiệm: Đường kích thước vẽ bằng nét?
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Đáp án khác
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Nét liền mảnh
Giải thích:
- Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước, ở đầu mút đường kích thước có vẽ mũi tên.
- Đường gióng kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, thường kẻ vuông góc với đường kích thước và vượt quá đường kích thước khoảng 2 + 4mm.
- Kích thước độ dài dùng đơn vị là milimét, trên bản vẽ không ghi đơn vị đo
Kiến thức tham khảo về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là gì?
1. Khổ giấy
- TCVN 7285 : 2003 (ISO 5457 : 1999) quy định khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật, gồm các khổ giấy chính được trình bày trong bảng 1.

- Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0
- Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ

2. Tỷ lệ
a. Tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật
– Tất cả các vật thể biểu diễn trên bản vẽ đều được vẽ theo một tỷ lệ nhất định. Tốt nhất tỷ lệ bản vẽ nên là (1:1). Ở đây kích thước của hình biểu diễn không khác kích thước thực tế. Nếu không được kích thước hình biểu diễn khác với kích thước thực tế thì dùng tỷ lệ thu nhỏ hay phóng to.
– Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; …
– Tỷ lệ phóng to: 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; …
– Trên bản vẽ nên sử dụng các tỷ lệ theo đúng tiêu chuẩn. Chẳng hạn tỷ lệ 1:5 có nghĩa là kích thước vẽ trên bản vẽ nhỏ hơn 5 lần kích thước tương ứng của vật thể đó. Ngược lại tỷ lệ 2:1 có nghĩa là kích thước của hình biểu diễn lớn gấp 2 lần kích thước tương ứng của vật thể. Khi một hình biểu diễn nào của bản vẽ được vẽ theo một tỷ lệ khác với tỷ lệ chung của bản vẽ, thì trên hình biểu diễn đó được ghi chữ TL kèm theo số tỷ lệ, ví dụ: TL 2:1
– Cần chú ý với bất kỳ tỷ lệ nào, kích thước ghi trên bản vẽ phải là kích thước thực, nghĩa là con số kích thước ghi trên bản vẽ chỉ kích thước của vật thể, không nhỏ hơn cũng không lớn hơn.
b. Nét vẽ
– Nét liền đậm: _________
+ A1: Đường bao thấy
+ A2: Cạnh thấy
– Nét liền mảnh: _________
+ B1: Đường kích thước
+ B2: Đường gióng
+ B3: Đường gạch gạch trên mặt cắt
– Nét lượn sóng:
C1: Đường giới hạn một phần hình cắt
– Nét đứt mảnh: ————
+ F1: Đường bao khuất, cạnh khuất
– Nét gạch chấm mảnh: _ . _ . _ . _ . _ .
+ G1: đường tâm
+ G2: đường trục đối xứng

3. Ghi kích thước
a. Quy định chung
- Các kích thước ghi trên bản vẽ chỉ độ lớn thật của vật thể được biểu diễn. Cơ sở để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử được biểu diễn là các kích thước, các kích thước đó không phụ thuộc vào tỉ lệ hình biểu diễn.
- Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, trừ trường hợp cần thiết khác.
- Dùng milimét làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệnh giới hạn. Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo.
- Trường hợp dùng đơn vị độ dài khác như centimét, mét… thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số kích thước hoặc trong phần chú thích của bản vẽ.
- Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó.
- Không ghi kích thước dưới dạng phân số trừ các kích thước độ dài theo hệ Anh.
Đơn vị đo độ dài theo hệ Anh là inch. Kí hiệu : 1 inch = 1″; 1″ = 25,4mm.
b. Các thành phần của kích thước
* Đường kích thước : Là đoạn thẳng được vẽ song song với đoạn thẳng cần ghi kích thước
- Đường kích thước vẽ bằng nét liền mảnh, ở hai đầu có mũi tên.
- Không dùng bất kỳ đường nào của hình vẽ thay thế đường kích thước (không dùng đường tâm, đường trục hay đường bao).
* Đường gióng
- Đường gióng được kẻ vuông góc với đoạn được ghi kích thước. Đường gióng được kẻ bằng nét liền mảnh và được kéo dài quá vị trí của đường kích thước một đoạn ngắn (khoảng từ 2 đến 5mm).
- Đường gióng vẽ cho góc phải qua hướng tâm cung.
* Mũi tên
- Mũi tên được vẽ ở đầu mút đường kích thước. Độ lớn của mũi tên lấy theo chiều rộng nét đậm của bản vẽ
* Chữ số kích thước
- Dùng khổ chữ từ 2,5mm trở lên để ghi chữ số kích thước. Chữ số kích thước được đặt ở vị trí như sau:
- Ở khoảng giữa và phía trên đường kích thước, riêng đường kích thước trong vùng nghiêng 300 so với đường trục thì con số kích thước được viết trên giá nằm ngang
4. Trình tự đọc bản vẽ kĩ thuật
Bài viết liên quan: Tóm tắt sinh học 7 filetype pdf cập nhật chương trình mới
a. Những vấn đề đã trình bày ở trên cho phép đọc được những bản vẽ không phức tạp
b. Đọc bản vẽ là để hiểu rõ hình dạng khối của chi tiết theo hình biểu diễn trên bản vẽ, xác định kích thước của chi tiết, nhám bề mặt và những số liệu khác có trên bản vẽ.
c. Đọc bản vẽ theo trình tự như sau:
- Đọc khung tên của bản vẽ, từ đó biết được tên gọi chi tiết, tên gọi và mác vật liệu, tỷ lệ biểu diễn, ký hiệu bản vẽ.
- Xác định xem bản vẽ có những hình chiếu nào và hình chiếu nào là hình chiếu chính.
- Phân tích hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng và xác định hình dạng của chi tiết một cách tỉ mỉ.
- Phân tích theo bản vẽ kích thước của chi tiết và các phần tử của nó.
- Xác định độ nhám bề mặt của chi tiết gia công nếu hình biểu diễn không ghi độ nhám thì chúng được ghi ở góc trên bên phải của bản vẽ.
Kết luận
Đường kích thước được vẽ bằng là dạng kiến thức khá quan trọng đối với các bạn học sinh học môn công nghệ. Trong bài viết này Longthanhtech đã giới thiệu đến các bạn học sinh về đường kích thước được vẽ bằng và các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật cơ bản. Hi vọng với lượng kiến thức đó sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng vượt qua những câu hỏi liên quan trong các kì thi