Điểm sàn là gì? Điểm sàn khác điểm chuẩn ở đâu?
Mùa tuyển sinh 2023 sắp đến, chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng như những sĩ tử chuẩn bị thi xét tốt nghiệp THPT và Đại học – Cao đẳng sẽ rất quan tâm đến các thuật ngữ về điểm. Trong đó, chúng tôi nhận ra câu hỏi điểm sàn là gì? Điểm sàn khách điểm chuẩn ở đâu? Được khá nhiều người quan tâm. Nhằm giúp các bạn hiểu, có câu trả lời cho câu hỏi trên bài viết này https://longthanhtech.edu.vn sẽ đưa ra những thông tin liên quan đến điểm thi đại học, cao đẳng
Điểm sàn là gì?
Điểm sàn là mức điểm để xét tuyển tối thiểu mà các trường sẽ nhận đơn xét tuyển từ thí sinh, theo đúng với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. Mức điểm sàn sẽ được công bố dựa theo từng khối, từng bậc đào tạo. Theo đó, tất cả các trường không được phép tuyển sinh, sinh viên vào học nếu có điểm thi thấp hơn so mức điểm sàn đã công bố.
Việc có điểm sàn giúp sinh viên có nhiều cơ hội theo học ngành mình mong muốn hơn, từ đó các sĩ tử sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc chọn trường. Theo đó, mỗi năm Bộ Giáo dục sẽ đưa ra một mức điểm sàn riêng, nhưng thường sẽ chỉ giao động nhiều hơn hoặc ít hơn năm trước 1 điểm.
Ví dụ
Một thí sinh thi khối B vào chuyên ngành Bác Sĩ đa khoa của trường Đại học Y Hà Nội, nhưng thí sinh đó lại có mức điểm thi chỉ được 23 điểm và không đủ với điểm chuẩn vào ngành học này. Nhưng 23 điểm lại cao hơn mức điểm sàn của khối B chung, nên thí sinh có quyền nộp nguyện vọng 2,3 vào một ngành học khác, cùng với khối thi của mình là được.
Đối với các trường Đại học – Cao đẳng, điểm sàn có tác dụng giúp cho trường sẽ đưa ra được mức điểm thực hiện xét tuyển căn cứ theo chỉ tiêu tuyển, cũng như điểm thực của thí sinh. Từ mức điểm sàn đã quy định, các trường không được phép xét tuyển mức điểm thấp hơn. Điều này có nghĩa, điểm xét tuyển nguyện vọng 2, 3 của nhà trường không được phép thấp hơn điểm trúng tuyển và thường điểm xét tuyển của các trường sẽ cao hơn điểm sàn.
Điểm sàn khác điểm chuẩn ở đâu?
Để biết điểm sàn khác điểm chuẩn ở đâu, chúng ta cần phải biết rõ điểm chuẩn là gì đã nhé các bạn. Dưới đây là câu trả lời nhé!
Điểm chuẩn là gì? Điểm chuẩn là mức điểm thí sinh đã trúng tuyển vào ngành học mình đăng ký và điểm này là do trường đưa ra. Theo đó, thí sinh có điểm thi lớn hơn hoặc bằng với điểm chuẩn thì trúng tuyển trực tiếp vào ngành học đó. Nếu tổng điểm thi của thí sinh mà thấp hơn với điểm chuẩn thì xác định gần như 100% là không đỗ vào ngành học đó, khi này thí sinh cần đợi điểm sàn của khối thi để có một phương án khác.
Như vậy, khi đã hiểu rõ được điểm chuẩn là gì? thì các bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra được sự khác biệt của điểm sàn và điểm chuẩn.
Trong đó:
Điểm sàn là mức điểm giúp cho thí sinh có thêm sự lựa chọn vào ngành học khác, nếu như điểm thi đạt được bằng hoặc cao hơn với điểm sàn đưa ra. Việc này giúp cho thí sinh có thêm sự lựa chọn, để có thể tiếp tục việc học thay vì bỏ phí một năm để chờ đợi thi lại. Còn với các nhà trường, những ngành học thiếu chỉ tiêu sẽ đưa ra mức điểm xét tuyển thuận lợi dựa trên điểm sàn đã có để thu hút thí sinh nộp nguyện vọng xét tuyển.
Điểm chuẩn là điểm “đinh” đã được đưa ra, quy định cho ngành học cụ thể ở ngay nguyện vọng 1. Theo đó, muốn thi đỗ ngành học đó ngay từ đầu bắt buộc thí sinh phải đạt điểm cao ngay từ đầu. Thường để biết trước số điểm tối đa mình cần đạt được trong một ngành học từ nguyện vọng 1, thì các bạn nên xem trước điểm chuẩn của ngành học đó trong 1 hoặc 2 năm trước năm bạn thi, bởi điểm chuẩn cũng không bị dao động quá nhiều.
Những điều cơ bản cần biết liên quan đến điểm sàn
Thường khi điểm chính của bạn thấp hơn điểm chuẩn của ngành học bạn đăng ký nguyện vọng 1, mong muốn theo học chính ngành học mình thi hay một ngành học khác đúng với khối bạn thi thì điểm sàn sẽ là “vị cứu tinh” giúp bạn thực hiện điều này. Dưới đây là một số lưu ý về điểm sàn, các bạn nên biết.
Thứ nhất, điểm sàn sẽ được Bộ Giáo dục công bố trước điểm chuẩn. Theo đó, khi biết mình không đỗ ở nguyện vọng 1 đăng ký nhưng điểm thi đạt được cao, thì bạn đừng vội mất niềm tin hãy dựa vào điểm sàn để có hướng điều chỉnh cho nguyện vọng 2 và 3 nhé.
Thứ hai, nếu điểm của bạn thi được thấp hơn so với điểm sàn thì bạn sẽ không có khả năng nộp nguyện vọng vào hệ đại học. Nhưng nếu điểm của bạn cao hơn, hãy chọn trường có điểm xét tuyển nguyện vọng 2 có điểm bằng hoặc thấp hơn số điểm của mình để nộp sơ vào sẽ có khả năng đỗ cao.
Việc đưa ra điểm sàn xét tuyển các nguyện vọng của hệ Cao đẳng cũng tương tự như Đại học nhé các bạn.
Kết luận
Từ thông tin của bài viết, các bạn đã hiểu được điểm sàn là gì? Điểm sàn khác điểm chuẩn như thế nào rồi chứ ạ? Hiện thời gian bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học – Cao đẳng cũng không còn nhiều, nên việc nắm rõ những thông tin này là vô cùng cần thiết với các bậc phụ huynh và bản thân những sĩ tử đó nhé. Điểm sàn mỗi năm một khác, nhưng cũng sẽ không dao động quá nhiều vậy nên các bạn cũng nên tìm hiểu về điểm của những năm thi trước là điều đừng bỏ qua nhé các sĩ tử.